Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế
Trang Nhung
Tháng Sáu 13
Để được nhận và sử dụng phần di sản mà mình được hưởng thì người thừa kế phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật. Cụ thể như, khai nhận thừa kế, trình tự thủ tục khai nhận thừa kế, soạn văn bản khai nhận thừa kế….cùng các vấn đề có liên quan. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế. là gì?
Văn bản là hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu chuyên môn, ý chí của một chủ thể tới chủ thể khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiện một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo hay nói cách khác văn bản là một phương tiện để ghi nhận, lưu giữ và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngôn ngữ nhất định nào đó.
Khai nhận thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, văn bản khai nhận di sản thừa kế là hình thức thể hiện ngôn ngữ viết về việc xác lập quyền tài sản với di sản do người chết để lại cho người được hưởng theo quy định của pháp luật.
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế
Mẫu khai nhận thừa kế khi có 01 người thừa kế duy nhất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
VĂN BẢN NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ
Tôi là (ghi rõ họ và tên): …………………………………
Sinh ngày: ……/……/……
CMND/CCCD số: ………………………… Cấp ngày: ……/……./…….
Nơi cấp: …………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú: (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)
…………………………………………………………………………………………
Tôi là người thừa kế duy nhất theo pháp luật của ông/bà ………………………….
chết ngày ……/……/…… theo Giấy chứng tử ……………………………………… do
Uỷ ban nhân dân …………………………… cấp ngày ……/……/……
Tôi xin nhận tài sản thừa kế của ông/bà …………………………………….. để lại như sau:
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
Tôi xin cam đoan:
Những thông tin đã ghi trong Văn bản nhận tài sản thừa kế này là đúng sự thật;
Ngoài tôi ra, ông/bà …………………………… không còn người thừa kế nào khác.
Người nhận tài sản thừa kế
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu khai nhận thừa kế khi có nhiều người thừa kế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại Văn phòng công chứng …………………… chúng tôi gồm:
- Ông (bà) ………………………… sinh năm …… …………
CMND/hộ chiếu số: …………. do ……………….. cấp ngày …………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………
- Ông (bà) …………………………. sinh năm …… …………
CMND/hộ chiếu số: …………. do ……………….. cấp ngày ………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………
- Ông (bà)…………………..…………. sinh năm …… …………
CMND/hộ chiếu số: …………. do ……………….. cấp ngày ………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………
Bằng mẫu khai nhận di sản thừa kế này, chúng tôi xin được khai đúng sự thật rằng:
- Ông (bà) ………………….. và vợ (chồng) ………………….. là đồng sở hữu của:
Nhà ở:
Tổng diện tích : ………………………………….
Kết cấu nhà : …………………………………
Số tầng : ………………………………….
Đất ở:
Diện tích đất sử dụng chung: …………………
- Ông (bà)……………………. đã chết ngày ………………. theo bản sao “Giấy chứng tử” số …. , quyển số …. do UBND phường …………. cấp ngày ……………
Khi chết ông (bà)……………………… không để lại di chúc, không để lại một nghĩa vụ tài sản nào mà những người thừa kế phải thực hiện.
- Bố đẻ và mẹ đẻ của ông (bà) ……………………… đều đã chết trước ông (bà) …………………..
Ông (bà) không có bố, mẹ nuôi.
- Bà (ông) …………………… là vợ (chồng) của ông (bà) ………………….. đã chết ngày …………….. theo “Giấy chứng tử” số ……, quyển số ………… do UBND phường …………………………. cấp ngày ……………
Khi chết bà (ông) …………… không để lại di chúc, không để lại một nghĩa vụ tài sản nào mà những người thừa kế phải thực hiện.
- Bố và mẹ đẻ của bà (ông)……………………. đều đã chết trước bà (ông) ……….
Bà (ông) ………………….. không có bố, mẹ nuôi.
- Ông……………………… và bà …………………… là vợ chồng duy nhất của nhau.
- Ông (bà) ………………… và bà (ông) ………………. chỉ có … người con đẻ là: ……………………….,
……………………….,
………………………..
Ngoài … người con trên ông (bà)……………… và bà (ông) …………………. không có người con đẻ, con nuôi nào khác.
- Không người nào trong số chúng tôi không được quyền hưởng di sản thừa kế của ông (bà) ………………. và bà (ông) ………………… theo quy định của Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.
- Trước khi lập mẫu khai nhận di sản thừa kế này, chúng tôi không có ai làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành thì di sản của ông (bà) ……………….. và bà (ông) ……………………. là:………………………..
Và những người được hưởng di sản đó gồm:
……………………..…………
………………….………………
…….…………………………….
- Chúng tôi xin cam đoan những điều chúng tôi khai trong văn bản này là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi không khai thiếu thừa kế, không giấu thừa kế. Nếu sai hoặc sau này còn có ai khác khiếu nại và chứng minh được họ là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản được nêu tại điểm 01 hoặc là người thừa kế hợp pháp của ông (bà)………………….. và bà (ông) …………… thì chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin đem tài sản của mình ra để đảm bảo cho lời khai này.
- Nay, bằng văn bản này chúng tôi đồng ý nhận di sản thừa kế của ông (bà) ……………………. và bà (ông) …………………….. để lại là toàn bộ ………… được nêu tại điểm 01 trên đây.
- Sau khi đọc lại nguyên văn văn bản khai nhận di sản thừa kế này, chúng tôi công nhận đã hiểu rõ, chấp nhận hoàn toàn nội dung của văn bản và nhận thức được rõ trách nhiệm của mình trước pháp luật khi lập và ký Văn bản khai nhận di sản thừa kế này. Chúng tôi ký tên, điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải dưới đây làm bằng chứng.
NHỮNG NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Như vậy, khi khai nhận thừa kế tùy thuộc vào có bao nhiêu đối tượng được hưởng di sản mà sử dụng mẫu văn bản khai nhận thừa kế phù hợp
Những lưu ý khi soạn mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Một số lưu ý khi soạn thảo mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế. cụ thể như sau:
- Viện dẫn cơ sở pháp lý của văn bản áp dụng pháp luật đúng quy định định.
- Người soạn thảo văn bản pháp luật quy định trực tiếp về thẩm quyền của chủ thể ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
- Trình bày theo kết cấu nghị luận là hình thức văn bản có cách diễn đạt bằng văn phong nghị luận với kết cấu ba phần, trong đó cơ sở pháp lý của văn bản được xác lập ở phần mở đầu.
- Tránh lỗi sai khi gõ, nhập văn bản
- Nội dung súc tích, tập trung vào chủ đề chính
- Sử dụng font chữ và màu sắc phù hợp
- Đảm bảo tiêu chuẩn của kích thước và căn lề
- Xác định đúng các chủ thể được nhận di sản thừa kế.
Công ty Luật Vạn Phúc đã và đang cung cấp dịch vụ pháp lý. Trong đó các dịch vụ về thừa kế, thủ tục khai nhận di sản thừa kế, văn bản khai nhận thừa kế…. Chỉ cần quý khách hàng liên hệ, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng, tiết kiệm và đúng quy định của pháp luật.
Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật thừa kế với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất. Đặc biệt, Luật Vạn Phúc sẽ hướng dẫn hoặc soạn văn khai nhận thừa kế là như thế nào.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về mẫu văn bản khai nhận thừa kế cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về khai nhận thừa kế vui lòng liên hệ với chúng tôi.
\